Tin mới
Đang tải...

Hướng dẫn bón phân cho cây Lúa

Cây Lúa
Tên khoa học: Oryza sativa, họ hòa thảo Gramineae
Cây lúa thích nghi rộng với điều kiện sinh thái khí hậu, châu Á, châu Đại Dương, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi, từ 50o vĩ độ Bắc đến 35o vĩ độ Nam, từ vùng trũng ngập sâu 6 m ở Banglades tới vùng núi cao. Từ vùng nhiệt đới ẩm mưa nhiều 2000mm/năm, trong vụ lúa 1000mm, đến vùng chỉ có 9,8 – 13,8mm trong vụ lúa.
Cây lúa đã được thuần hóa và trồng khoảng 8000 – 10.000 năm trước đây và đã trở thành nghề sản xuất chính 1000 năm. Sau khi thuần hóa, những cộng đồng dân cư phát triển ở châu Á, các quốc gia và nhóm các bộ tộc trồng lúa trở nên thịnh vượng. Lớn nhất có thể kể tới là Trung Quốc, các nước Đông Dương, Ấn Độ, sau đó phát triển sang phía đông là Nhật Bản, xuống các nước quần đảo Đông Nam châu Á như Indonesia, Philippin, Malaisia và phát triển sang phía Tây đến Madagasca, Hy Lạp, Trung Cận Đông. Hiện nay cây lúa phát triển rộng khắp các châu lục từ vùng đất cao (upland) đến vùng đất ngập nước (the plood – prone rice environment).
1. Một số khái niệm chung 
Lịch sử Trung Quốc cho rằng lúa nước xuất hiện đầu tiên từ Trung Quốc vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên. Cũng có tài liệu cho rằng cây lúa đã xuất hiện ở Trung Quốc từ 2700 năm trước Công nguyên (Bùi Huy Đáp, 1980) và là nước đầu tiên thuần hóa lúa nước.
Theo Bùi Huy Đáp (1981) nghề trồng lúa ở nước ta bắt đầu từ rất sớm, có thể từ giữa nền Văn hóa Hòa Bình nó thành văn minh lúa nước đồng bằng sông Hồng, và trở thành nghề truyền thống, giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội ngày càng tăng, thành tập tục và nghi lễ xã hội.
Toàn thế giới hàng năm sản xuất 519 triệu tấn lúa (2000). Đến năm 2030 cần đến 803 triệu tấn. Theo số liệu của FAO nhu cầu gạo của thế giới tăng 0,9%/năm và đạt đến 389 triệu tấn trong khoảng thời gian 1998 – 2010. Trung bình một người cần 59,9 – 59,1kg/năm. Bình quân toàn thế giới và các nước châu Á là 92,0 – 89,2kg/người/năm. Các  nước châu Á sản xuất 530 triệu tấn ở diện tích 135 triệu ha, chiếm 90% sản lượng của toàn thế giới, trong đó diện tích lúa được tưới chiếm 55% và sản lượng chiếm 75% diện tích gieo trồng và sản lượng lúa của châu Á.
Ở các nước châu Á dân số tăng 26% trong khoảng từ năm 2000 – 2025, trong khoảng thời gian đó thì tốc độ đô thị hóa cũng rất nhanh.
Năm 2005 yêu cầu lượng lúa gạo tăng 26%.

2. Bón phân cho Lúa
* Phân đạm
- Lót: 10-15 kg N/ha
Nếu trời lạnh không nên bón lót đạm vụ xuân
Nếu nước lớn, to cao ở vụ mùa không bón lót đạm
Đồng bằng Bắc Bộ có tập quán bón lót lượng phân chuồng lớn (8-10 tấn/ha) chất lượng phân chuồng tốt cũng không nên bón lót đạm.
Các tỉnh phía Nam, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long có tập quán gieo sạ, lượng phân đạm lót nằm trong phân DAP.
- Thúc 1: Vụ xuân ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng thường bón sau cấy 10 - 15 ngày (phụ thuộc vào nhiệt độ):
Lúa lai: 40 kg N/ha
Lúa thuần: 35 kg N/ha
Vụ mùa sau khi cấy 7 - 10 ngày
Lúa lai: 35 kg N/ha
Lúa thuần: 30 kg N/ha
Lúa đặc sản (Tám thơm, Dự ...): 20 kg N/ha
- Thúc 2:
Dùng LCC (bảng so màu lá lúa) công cụ của Nhật Bản - cải tiến bởi IRRI để quản lý lượng đạm cho bón thúc 2, cách tiến hành như sau:
+ Đo màu lá bằng bảng so màu 10 ngày sau khi thúc 1, lần đo này ít khi thấy sự thiếu đạm - không bón.
+ Lần đo thứ 2 sau lần đo 1, 10 ngày, nếu màu lá đạm thấp hơn ngưỡng số 4 (lúa lai), 3,5 (đối với lúa thuần) và 3 (đối với lúa đặc sản) trong bảng thang so màu thì lượng bón đạm  như sau:
 Vụ xuânVụ mùa
Lúa lai                                     40 kg N/ha                  35 kg N/ha
Lúa thuần                                35 kg N/ha                  30 kg N/ha
Lúa đặc sản địa phương                                              20 kg N/ha
+ Nếu sau lần bón thúc một 20 ngày, màu lá lúa đo được vẫn trên ngưỡng quy định đối với các giống lúa trên thì sau 7 ngày nữa tiến hành đo lần 3. Nếu màu lá xuất hiện dưới ngưỡng quy định trên thì lượng bón giảm 5 kg N/ha cho tất cả các giống lúa. (lúa lai vụ xuân - 35 kg N/ha, vụ mùa 30kg N/ha; Lúa thuần vụ xuân -30 kg N/ha, vụ mùa - 25 kg N/ha; Lúa đặc sản vụ mùa - 15 kg N/ha).
Ở miền Nam đối với lúa sạ ướt:
- Lúa đông xuân:
Lần bón thúc thứ nhất 20-30 ngày sau sạ 35-40 kg N/ha
Lần bón thứ 2 bằng cách so màu lá lúa (khoảng cách 10 ngày/lần) bắt đầu 10 ngày sau lần bón thứ nhất, nếu dưới ngưỡng số 3 bón thêm 35-40kg N/ha.
- Lúa hè thu:
Việc bón thúc lần thứ nhất có thể sớm hơn so với vụ đông xuân khoảng 5 ngày và lượng bón cũng như trên.
Lượng lân và kali bón cho lúa dựa trên thí nghiệm đồng ruộng trên các loại đất trồng lúa khác nhau để xác định mức bội thu trên các ô bón thiếu hụt lân và kali so với công thức bón đầy đủ và mức bón được tính theo bảng 2.1.9 và 2.1.10.
Bảng 2.1.9: Lượng khuyến cáo bón lân

Mức năng suất dự kiến (tấn/ha)
4
5
6
7
8
Mức năng suất dự kiến trên ô không bón lân
Lượng P2O5 (kg/ha)
3
20
40
60
-
-
4
0
25
40
60
-
5
0
25
30
40
60
6
0
0
20
35
45
7
0
0
0
30
40
8
0
0
0
0
35
Bảng 2.1.10: Lượng khuyến cáo bón kali

Mức năng suất dự kiến (tấn/ha)
4
5
6
7
8
Mức năng suất dự kiến trên ô không bón kali
Lượng K2O (kg/ha)
3
30
60
90
-
-
4
0
35
65
95
-
5
0
0
50
80
110
6
0
0
35
65
95
7
0
0
0
50
80
8
0
0
0
0
65

.logo
Bài mới
Đây là bài đăng mới nhất.
Bài đăng Cũ hơn
Liên hệ nhanh
Copyright © 2013 Su dung phan bon All Right Reserved